Đội mũ bảo hiểm bị cấm bị xử phạt như thế nào?

mu-bao-hiem-bi-cam

Thị trường mũ bảo hiểm Việt Nam đa dạng về chủng loại, kiểu dáng và giá cả. Nếu không có kinh nghiệm, bạn dễ mua phải các sản phẩm kém chất lượng. Vậy nếu lỡ mua nhầm mũ bảo hiểm bị cấm thì khi bị bắt mức xử phạt thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.

mu-bao-hiem-bi-cam

Các loại mũ bảo hiểm bị cấm

Mũ bảo hiểm được xem là lớp áo giáp an toàn bảo vệ cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp. Mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn gây nguy hiểm cho người dùng sẽ bị xếp vào các loại mũ bảo hiểm bị cấm. Ngoài ra, sản phẩm quy phạm quy định sau cũng không được xem là mũ hợp lệ:

mu-bao-hiem-bi-cam

Theo Điều 1 Thông tư 02/2014/TT-BKHCN Về việc sửa đổi Điều 2 Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 28 tháng 04 năm 2008 Về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” như sau:

“Điều 1. Sửa đổi Điều 2 Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện ‘Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy’ như sau:

Điều 2. Mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy, xe gắn máy, xe đạp máy, xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự xe mô tô, xe máy, xe gắn máy (sau đây gọi tắt là mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy) sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ”.

Như vậy, các loại mũ bảo hiểm bị cấm khi không có chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008.

Tuy nhiên, theo quy định trên thì không sử phạt người sử dụng mũ kém chất lượng.

>>Xem thêm mũ bảo hiểm đạt chuẩn: https://123gogo.vn/8-tieu-chi-chon-mu-bao-hiem-dat-chuan.html

Đội mũ bảo hiểm bị cấm nguy hiểm như thế nào?

Mũ bảo hiểm là vật dụng quan trọng và thiết yếu nhằm bảo vệ tính mạng con người. Thế nhưng, một số người tham gia giao thông lại đội mũ với tâm lý đối phó để không bị phạt. Đó là lý do nhiều người vô tư sử dụng các loại mũ bảo hiểm dỏm nhằm “phòng chống” cảnh sát giao thông. Họ không quan tâm đến chất lượng sản phẩm cũng như sự an toàn của chính mình.

mu-bao-hiem-bi-cam

Thực tế chứng minh, các trường hợp đội các loại mũ bảo hiểm bị cấm, sai quy định có nguy cơ xảy ra tai nạn cao. Khi va chạm mạnh, mũ bảo hiểm không có khả năng bảo vệ phần đầu. Lớp vỏ bên ngoài làm bằng các vật liệu nhựa thường nhanh chóng hư hỏng, nứt vỡ. Chưa kể, mũ kém chất lượng còn tạo cảm giác khó chịu, nặng nề, gây đau vai gáy. Vì mũ có trọng lượng quá nặng, thiết kế không phù hợp.

Đội các loại mũ bảo hiểm bị cấm còn gây nguy hiểm cho người khác. Vì các bộ phận như quai cài không được chú trọng, sơ sài. Đây là nguyên nhân dẫn đến các trường hợp mũ bảo hiểm bị rơi khi lái xe, bị quật ngược ra gây nguy hiểm cho người phía sau. Bởi thế, các loại mũ bảo hiểm bị cấm vừa có hại cho sức khỏe bản thân vừa đem đến rủi ro cao khi tham gia giao thông.

Mức xử phạt dành khi sử dụng mũ bảo hiểm bị cấm là bao nhiêu?

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt khi xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…
  • Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
  • Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, ứng theo quy định trên, người đội mũ bảo hiểm sai mới bị xử phạt. Pháp luật chưa xử phạt người sử dụng mũ bảo hiểm chưa chuẩn. 

Dù là quy định chưa xử phạt nhưng người dùng nên sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn vì an toàn cho bản thân là vô giá. Hy vọng bạn đọc có thêm thông tin hữu ích về quy định sản phẩm mũ xe máy.

Đánh giá bài viết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *