Giặt mũ bảo hiểm là một việc cần thiết và quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn. Với tần suất sử dụng thường xuyên, mũ dễ có mùi hôi và sinh vi khuẩn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, bạn dễ mắc các bệnh về da đầu như gàu, mẩn ngứa, viêm da,… Để biết cách giặt mũ như thế nào cho đúng, bạn hãy tham khảo bài chia sẻ sau nhé!
Vì sao phải giặt mũ bảo hiểm?
Trung bình thời gian sử dụng mũ bảo hiểm của mỗi người tối thiểu 8 tiếng trên một tuần. Như vậy, khói bụi, mồ hôi từ da đầu chắc chắn tiếp xúc trực tiếp và bám vào mũ. Lâu ngày, vi khuẩn sinh sôi và tích tụ ngay bên trong lớp lót mũ bảo hiểm. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải quan tâm đến việc giặt mũ bảo hiểm.
Nếu bạn lãng quên hoặc xem nhẹ việc vệ sinh mũ thì sẽ gây ra rất nhiều bệnh nghiêm trọng. Thứ nhất, lớp lót mũ bảo hiểm bẩn sẽ kích thích bã nhờn trên da đầu hoạt động nhiều hơn. Thứ hai, các bệnh lý về da đầu như nhiễm trùng da, nấm da,… Thứ ba, tóc nhanh bẩn vì gàu xuất hiện nhiều hơn. Quan trọng, các mũ bảo hiểm bảo vệ phần mặt, hai bên má nếu không được vệ sinh còn có thể gây mụn. Vì vậy, giặt mũ bảo hiểm không chỉ vì vấn đề vệ sinh mà còn bảo vệ chính sức khỏe của chúng ta.
Cách giặt mũ bảo hiểm có thể tháo rời
Mũ bảo hiểm dễ dàng làm sạch nhất là mũ có lớp lót có thể tháo rời. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản sau:
- Bước 1: Bạn hãy tháo miếng đệm và các lớp lót ra giặt như quần áo bình thường. Nếu bạn giặt bằng máy thì hãy để chế độ Delicate cycle giặt quần áo mỏng. Đồng thời, bạn hãy ngâm lớp vỏ mũ bảo hiểm vào chậu nước ấm.
- Bước 2: Bạn hãy sử dụng các tẩy rửa như dầu gội đầu, nước rửa chén để giặt mũ bảo hiểm. Riêng phần vỏ, bạn có thể dùng bàn chải mềm chà nhẹ nhàng cả bên trong lẫn bên ngoài.
- Bước 3: Sau khi giặt sạch mũ, bạn dùng máy sấy để hong khô lớp vỏ hoặc khăn giấy để lau sạch. Để lớp vỏ sáng bóng, bạn nên dùng thêm chất đánh bóng nhựa lau phần bên ngoài. Đối với phần lót, bạn hãy phơi dưới trời nắng để diệt vi khuẩn hoàn toàn.
- Bước 4: Cuối cùng, bạn hãy lắp ráp các bộ phận mũ bảo hiểm với nhau như ban đầu. Như vậy, bạn đã có ngay một chiếc mũ sạch để yên tâm sử dụng hằng ngày.
>>Các loại mũ fullface có thể tháo rời: https://123gogo.vn/danh-muc/mu-bao-hiem-fullface
Cách giặt mũ bảo hiểm không tháo rời
Một trong những lý do khiến người dùng lười vệ sinh mũ chính vì mũ bảo hiểm không thể tháo rời. Như vậy, việc vệ sinh mũ bảo hiểm từ lớp lót, đệm đến các bộ phận khác đều rất bất tiện. Tuy nhiên, bạn chỉ cần biết cách giặt mũ bảo hiểm phù hợp với từng loại mũ thì mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Cách vệ sinh mũ Fullface
Loại mũ khó vệ sinh nhất có lẽ là mũ bảo hiểm fullface vì khối lượng và kích thước to hơn các dòng mũ khác. Để làm sạch mũ, bạn hãy thực hiện đúng thứ tự từng bước sau:
- Bước 1: Bạn hãy pha loãng hỗn hợp gồm nước ấm và dầu gội vào trong một thau nước.
- Bước 2: Bạn nên sử dụng bàn chải mềm để giặt mũ bảo hiểm tại các bộ phận bên trong như lớp vải lót, lớp đệm. Đối với lớp vỏ bên ngoài, bạn nên dùng khăn lau sạch hoặc sử dụng bàn chải để đánh bay các vết bẩn cứng đầu.
- Bước 3: Với phần kính che mũ, bạn nên dùng thấm khăn giấy với nước ấm và dầu gội trên lớp kính. Chất ẩm sẽ làm hòa tan các chất bẩn bên ngoài mặt kính. Đồng thời, bạn cũng dùng khăn lau nhẹ phần bên trong kính. Nếu chà xát quá mạnh, các lớp phủ chống tia UV, sương mù có thể bị trầy xước.
- Bước 4: Bạn giặt mũ bảo hiểm một lần nữa với nước ấm để làm sạch phần xà phòng. Ngoài ra, các mảnh vụn, bụi cũng sẽ được rũ bỏ hoàn toàn.
- Bước 5: Bạn sử dụng khăn giấy để lau khô bề mặt mũ và đánh bóng bằng chất nhựa. Để làm khô lớp lót, bạn có thể sử dụng máy sấy hoặc để khô tự nhiên. Cuối cùng, bạn gắn lại phần kính che.
Vì vậy, các bạn đang sử dụng mũ bảo hiểm fullface hoàn toàn yên tâm về khâu làm sạch mũ. Để đảm bảo sức khỏe, các bạn nên vệ sinh mũ ít nhất 1 lần trên 1 tháng. Một điểm lưu ý nhỏ là bạn tránh phơi cả mũ ra ngoài trời để tránh lớp sơn trên mũ nhanh chóng phai màu.
Cách vệ sinh mũ bảo hiểm 3/4
Mũ bảo hiểm 3/4 cũng thuộc dạng khó giặt rửa vì lớp lót không tháo rời và còn nhiều phụ kiện khác đi kèm. Vì thế, bạn cần biết cách tháo mũ bảo hiểm sao cho đúng để không làm hư hỏng mũ. Để giặt mũ bảo hiểm ¾ cùng các phụ kiện, bạn hãy tham khảo các bước sau:
- Bước 1: Bạn bắt tay vào tháo gỡ các thiết bị đi kèm trên mũ một cách cẩn thận. Bạn chỉ cho phần mũ bảo hiểm vào thau nước ấm có pha dầu gội. Bạn nhấn cho nước ngập hết mũ để loại bỏ mọi vết bẩn bên trong mũ.
- Bước 2: Bạn dùng bàn chải đánh răng sợi mềm để vệ sinh xung quanh vỏ mũ và cả bên trong.
- Bước 3: Bạn có thể sử dụng vòi xịt nước để giặt mũ bảo hiểm. Lực tiếp xúc mạnh từ vòi xịt giúp rửa trôi các mảnh vụn bụi nhỏ li ti. Bạn nên xịt đến khi nào không còn bọt xà phòng nổi lên như vậy mũ mới sạch hoàn toàn.
- Bước 4: Bạn dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng các phụ kiện như quai, lưỡi trai, kính bảo vệ, camera hành trình,…
- Bước 5: Bạn hãy lật ngửa mũ bảo hiểm đem phơi ngoài trời để diệt khuẩn, khử mùi lớp lót. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý vỏ mũ tiếp xúc dưới ánh nắng dễ bay phai màu sơn. Do đó, bạn có thể cân nhắc đến phương án dùng máy sấy để sấy khô.
Sau khi mũ được làm sạch, các bộ phận đã khô ráo, bạn chỉ cần lắp ráp lại như ban đầu. Như thế, không cần tốn quá nhiều thời gian, công sức, bạn đã có một chiếc mũ bảo hiểm sạch đẹp và an toàn.
Cách giặt mũ bảo hiểm 1/2
Quy trình vệ sinh mũ bảo hiểm nửa đầu tương tự như mũ fullface và mũ bảo hiểm ¾. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử áp dụng cách khác như:
- Bước 1: Nếu mũ bảo hiểm có các phụ kiện thì bạn nên tháo rời để dành lau chùi.
- Bước 2: Bạn nhỏ vài giọt chất tẩy lên chiếc khăn ẩm rồi lau nhiều lần vỏ mũ. Bạn nên thực hiện theo một chiều trái sang phải để bụi bẩn không lan tràn. Sau khi loại bỏ bụi, bạn lau vỏ lần nữa bằng nước để mũ trở nên sạch bóng loáng.
- Bước 3: Khi giặt mũ bảo hiểm, bạn cần khéo léo kéo lớp lót ra ngoài. Bạn dùng bàn chải lông mềm để làm sạch lớp lót cùng hỗn hợp xà bông. Bạn nên thực hiện nhiều lần để đánh bay mọi vi khuẩn, mùi hôi trên mũ.
- Bước 4: Bạn dùng khăn khô mềm lau nhẹ nhàng bề mặt mũ lần nữa và dùng máy sấy để hong khô lớp lót. Nếu phơi lớp lót dưới nắng thì nên để ngửa mũ bảo hiểm. Bạn nhớ kê thêm lớp khăn phía dưới mũ để vỏ mũ không bị trầy xước.
Các nguyên tắc giặt mũ bảo hiểm
Trên thực tế, việc vệ sinh mũ bảo hiểm không hề phức tạp như bạn vẫn nghĩ. Chỉ với các bước đơn giản như trên, bạn có thể vệ sinh mũ nhanh chóng. Chắc chắn, đội một chiếc mũ sạch sẽ cho bạn cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn nhiều. Bên cạnh việc giặt mũ bảo hiểm định kỳ, bạn cũng cần chú ý các nguyên tắc sau:
- Khi phơi mũ không để lớp sơn tiếp xúc trực tiếp dưới nắng mặt trời hay bề mặt thô ráp. Vì mũ dễ bị trầy xước cũng như phai màu sơn, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
- Mũ có phần kính thì nên vệ sinh cẩn thận để không làm bay lớp phủ chống tia UV, chống chói bên trong.
- Bạn nên giặt mũ bảo hiểm bằng dầu gội đầu đang dùng để tránh kích ứng khi đội mũ.
- Bạn không nên sử dụng khi mũ còn ướt vì khiến da đầu dễ sinh gàu, ngứa, viêm da.
- Nếu mũ bảo hiểm bị dính nước mưa, bạn hãy lau khô bằng khăn mềm hoặc dùng máy sấy.
- Bạn có thể dùng chai xịt khuẩn chuyên dụng cho mũ bảo hiểm để khử khuẩn mồ hôi cho mũ.
Hy vọng các bước hướng dẫn giặt mũ bảo hiểm đã chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn. Để mua một chiếc mũ bảo hiểm có lớp lót tháo rời dễ dàng vệ sinh, bạn hãy liên hệ ngay 123GoGo. Đội ngũ tư vấn viên sẽ mang đến cho bạn những chiếc mũ bảo hiểm an toàn và chất lượng cao nhé!