Cách sửa mũ bảo hiểm tại nhà

sua-mu-bao-hiem

Theo thời gian sử dụng, các bộ phận của mũ bảo hiểm chắc chắn sẽ xảy ra vấn đề. Thậm chí, một số trường hợp mũ còn mắc phải các lỗi kỹ thuật ngay khi mới mua. Vì còn hạn bảo hành, bạn có thể đem đến tiệm để sửa mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, một số lỗi nhỏ, bạn có thể tự xử lý ở nhà khi làm theo các chia sẻ sau đây.

Các bộ phận hay xảy ra lỗi và cách sửa mũ bảo hiểm

Trong quy định bảo hành mũ bảo hiểm, các lỗi thuộc về quy trình sản xuất mới nhận được sự sửa chữa. Còn một số vấn đề như bong lớp đệm, lớp mút rơi,… bạn phải tự xử lý. Cách sửa mũ bảo hiểm ở các bộ phận này khá đơn giản và thực hiện được ngay ở nhà.

sua-mu-bao-hiem

Lớp mút rớt khỏi mũ

Những bạn chưa có kinh nghiệm dùng mũ bảo hiểm sẽ phát hoảng khi thấy lớp mút mũ rớt ra. Các bạn sẽ đánh giá thấp và nghi ngờ về chất lượng của thương hiệu. Nhưng trên thực tế, đây là lỗi phổ biến hay xảy ra ở mũ bảo hiểm 1/2 khi đã sử dụng từ 2 đến 3 năm. Nguyên nhân dẫn đến lớp mút rơi là do mút được cắt nhỏ hơn so với vỏ mũ. Do đó, độ bám của lớp mút khá yếu và dễ bong ra.

Với tình huống này, cách sửa mũ bảo hiểm chỉ bằng một trong hai cách sau:

  • Cách 1: Dùng chất kết dính keo silicone bôi phủ lớp mút và dán vào vỏ.
  • Cách 2: Bạn sử dụng bìa cứng dán chen vào khe hở giữa lớp mút và vỏ mũ.

Như vậy, bằng các thao tác đơn giản, vật dụng dễ tìm, bạn đã có thể cố định chắc chắn lớp mút và vỏ mũ bảo hiểm.

Kính chắn gió kéo xuống/kéo lên không hết nấc

Một lỗi gây bất tiện khác cho người dùng chính là kính chắn gió không thể kéo lên xuống hết nấc. Lỗi này thường thấy ở mũ bảo hiểm fullface, gây cản trở cho việc di chuyển. Vì các khói bụi, gió có thể thông qua khe hở vào trong mũ gây khó chịu. 

sua-mu-bao-hiem

Nguyên nhân dẫn đến lỗi này là chốt gắn giữa mũ và kính bị cong, vênh, không đúng khớp. Cách xử lý phức tạp hơn khi phải tháo ốc vít và vặn lại sao cho đúng khớp. Trong trường hợp, ốc vít không thể tháo rời, bạn hãy đem ra các trung tâm sửa mũ bảo hiểm.

Bong lớp mút đệm chặn nước

Lớp mút đệm chặn nước nằm ở vị trí mép mũ ngay phía trước kính. Vai trò của lớp mút nhằm lắp kính khoảng trống giữa kính chắn gió và thân mũ. Khi trời mưa, lớp đệm này sẽ ngăn nước mưa chảy từ đỉnh mũ xuống mặt người dùng. Lớp mút đệm chặn nước chỉ có ở các dòng mũ có trang bị kính.

Cách khắc phục lớp mút đệm bong ra bằng việc sử dụng keo dán sắt đính cố định. Bạn hãy cố gắng sửa mũ bảo hiểm khi gặp lỗi này. Vì lớp đệm chặn nước rất cần thiết khi di chuyển dưới trời mưa.

Chốt cài không chặt

Như bạn biết, dây quai và chốt cài là hai bộ phận quyết định trực tiếp đến tính an toàn của mũ. Hiện nay, các nhà sản xuất sử dụng hai loại chốt cài: chốt nhựa có lưỡi răng cưa, chốt có lưỡi inox.

sua-mu-bao-hiem

Có nhiều nguyên nhân khiến khóa cài không khớp nên bạn hãy thử cài ngược lại. Trong trường hợp, hàm khóa bị gãy, lò xo hư,… bạn không thể sửa mũ bảo hiểm. Lúc này, bạn chỉ còn cách duy nhất là mua mới khóa cài tại các địa chỉ bán phụ kiện mũ bảo hiểm uy tín.

Lỏng chốt thông gió

Chốt thông gió là bộ phận không thể thiếu ở tất cả dòng mũ bảo hiểm. Đặc điểm của chốt là có nắp cài nên rất dễ bị rơi ra vì lỏng. Cách xử trí thông minh và nhanh chóng là dùng keo để dán lại.

Nếu bạn bỏ qua sửa mũ bảo hiểm ở lỗi này thì nước mưa có thể rò rỉ vào bên trong mũ. Lâu ngày, các bộ phận được dán keo thấm nước đều sẽ bị bong ra. Chưa kể, nước mưa còn khiến mũ trở nên bị gỉ sét, có mùi, nấm mốc, hoen ố,…

Địa chỉ sửa mũ bảo hiểm uy tín, chất lượng

Trừ trường hợp mũ bảo hiểm bị hư hỏng nặng do va chạm, rơi rớt mạnh, bạn nên mua sản phẩm mới. Ngoài ra, các lỗi về cấu tạo như đã liệt kê vẫn có thể sửa chữa. Nếu bạn không có kinh nghiệm ở việc này thì hãy tìm đến các địa chỉ sửa mũ bảo hiểm uy tín ở Tp.HCM:

  • Dịch vụ thay khóa nhựa, mặt kính với giá siêu ưu đãi tại 175 Lý Chính Thắng
  • Địa chỉ thay dây khóa, các phụ kiện mũ bảo hiểm ở ngã tư Điện Biên Phủ – Hai Bà Trưng Q1 (gần Thế Giới Di Động).
  • Chuỗi cửa hàng chuyên sửa mũ bảo hiểm trên tuyến đường Huyền Trân Công Chúa (Quận 1)
  • Cửa hàng tân trang, nâng cấp mũ bảo hiểm tại đường Phạm Hồng Thái (Quận 1)

Với mũ bảo hiểm chính hãng, bạn nên đem đến các showroom, đại lý để có dịch vụ tốt hơn. Hầu hết các cửa hàng mũ bảo hiểm lớn đều có nhiều dịch vụ sửa chữa, vệ sinh mũ bảo hiểm. Đó cũng là lý do vì sao, bạn nên mua mũ bảo hiểm chất lượng có nguồn gốc rõ ràng tại các cửa hàng phân phối. 

Lưu ý: Thông tin các tiệm sửa này có thể thay đổi ở thời điểm hiện tại, độc giả vui lòng liên hệ trước khi đến

sua-mu-bao-hiem

Các lỗi kỹ thuật thường thấy ở mũ bảo hiểm

Ngoài các lỗi hư hỏng do sử dụng lâu ngày, mũ bảo hiểm còn gặp phải các lỗi về kỹ thuật. Một số lỗi đặc thù do nhà sản xuất khó sửa chữa và không có phụ tùng thay thế. Vì vậy, bạn cần kiểm tra mũ kỹ lưỡng trước khi mua để tránh đổi trả phiền phức. Một số lỗi kỹ thuật mà không thể sửa mũ bảo hiểm như:

  • Kính có màu không đúng, bị nhầm thành kính màu khói thay vì kính râm. Sản phẩm đúng là có 2 lớp kính, kính đen bên trong và kính chắn gió bụi bên ngoài.
  • Kiểm tra kích cỡ ba khuy đồng trước mũ bảo hiểm. Tác dụng của ba khuy này là gắn mui lưỡi trai che nắng. Nếu thông số không chuẩn, kính hoặc lưỡi trai bị lỏng và dễ rơi ra ngoài. Tốt nhất, bạn nên mua kính, lưỡi trai gắn trực tiếp tại cửa hàng để được nhân viên hỗ trợ kỹ thuật.
  • Đội mũ rồi cài chốt xem khóa và dây quai đã ăn khớp hay chưa. Nếu chốt bị ngược có thể dây cài bị ngược. Bạn nên báo ngay cho người sửa mũ bảo hiểm để khắc phục lỗi này.

Bên cạnh các lỗi trên, bạn cũng cần kiểm tra xem mũ có vừa cỡ đầu hay không. Đây là bước quan trọng nhất khi mua mũ bảo hiểm. Vì hầu hết các cửa hàng không cho phép đổi trả sau khi mua sản phẩm. Nếu mũ quá chật hay quá rộng đều gây khó chịu và nguy hiểm khi sử dụng.

Lưu ý: hiện shop 123gogo chưa có dịch vụ sửa nón-bài viết này chỉ cung cấp thông tin tham khảo

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *