Cấu tạo mũ bảo hiểm-Những bật mí thú vị từ nhà sản xuất

cau-tao-mu-bao-hiem

Mũ bảo hiểm trở thành một vật dụng quen thuộc và thiết yếu đối với mỗi người. Thế nhưng, ít ai quan tâm đến cấu tạo mũ bảo hiểm gồm có những bộ phận nào. Mỗi bộ phận có vai trò chức năng như thế nào? Để tìm thấy câu trả lời, bạn hãy đọc bài chia sẻ sau nhé!

cau-tao-mu-bao-hiem

Vệ sĩ đường phố

Mũ bảo hiểm được xem là chiếc áo giáp bảo vệ sự an toàn cho phần đầu. Mũ bảo hiểm được ứng dụng trong nhiều hoạt động khác nhau như: cưỡi ngựa, đi xem máy, xe mô tô, xe đạp, công trường, thợ xây dựng,… Cấu tạo mũ bảo hiểm được làm từ các vật liệu khác nhau như sắt, nhựa, sợi carbon, sợi thủy tinh.

cau-tao-mu-bao-hiem

Theo sự phát triển của xã hội, mũ bảo hiểm ngày được cải tiến, đa dạng về mẫu mã và thiết kế. Từ những chiếc mũ cối trong thời chiến, mũ bảo hiểm được tích hợp thêm các phụ kiện hiện đại. Thậm chí, các nhà sản xuất còn ứng dụng công nghệ AI cho ra những chiếc mũ bảo hiểm thông minh.

Cấu tạo mũ bảo hiểm

Nhìn chung, một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn có cấu tạo gồm các bộ phận sau đây:

Vỏ mũ bảo hiểm

Trong cấu tạo mũ bảo hiểm, bộ phận quan trọng nhất chính là phần vỏ nón. Vì bộ phận này giữ vai trò bảo vệ phần đầu khỏi các va chạm xung quanh. Thông thường, chất liệu làm nên vỏ nhón là từ nhựa ABS nguyên sinh hoặc ABS chuyên dụng. Vì nhựa ABS có độ cứng tốt, dày dặn, bề mặt nhẵn mịn. Ưu điểm của nhựa nguyên sinh là dễ tạo hình nón, ôm vừa vặn phần đầu. Các chi tiết trên nón cũng trở nên mềm mại, sắc nét, đầy đặn.

cau-tao-mu-bao-hiem

Ngoài nhựa nguyên sinh, một số thương hiệu cao cấp còn chọn sợi carbon cho cấu tạo mũ bảo hiểm phần vỏ nón. Bởi sợi carbon nhẹ, mềm mịn, đem đến cảm giác sang trọng. Đặc biệt, sợi carbon chống chịu lực tốt, không bị hao mòn bởi yếu tố thời tiết. 

Cấu tạo vỏ nón gồm có 3 kích thước khác nhau:

  • Nhóm cỡ nhỏ có chu vi vòng đầu dưới 50mm
  • Nhóm cỡ trung có chu vi vòng đầu từ 500mm đến 520mm
  • Nhóm cỡ lớn có chu vi vòng đầu lớn hơn 520mm

Lõi xốp của mũ bảo hiểm

Bộ phận tiếp theo của cấu tạo mũ bảo hiểm tính từ ngoài vào là phần lõi xốp. Vai trò của lõi xốp nhằm hấp thụ xung động và bảo vệ bộ não khi xảy ra va đập. Lõi xốp được làm từ nhựa EPS có độ dày chuẩn, khối lượng từ 50 đến 80 gram. Đặc điểm của loại xốp này là các hạt xốp nén vào nhau tạo thành nhiều lớp. Lõi xốp có tính đàn hồi cao, vững chắc, nở ở nhiệt độ 90 độ C.

cau-tao-mu-bao-hiem

Để cấu tạo mũ bảo hiểm chắc chắn, lõi xốp được cố định vào vỏ nón. Phần lõi phải ôm sát đầu nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng. Nếu bạn ấn mạnh, lõi xốp bị lõm hay tháo rời thì đấy là mũ kém chất lượng. Bạn nên chọn phần lõi mềm mại để đem đến cảm giác êm ái, thoải mái khi đội.

Lớp vải lót của mũ bảo hiểm

Phần bên trong cấu tạo mũ bảo hiểm được chú trọng chính là lớp vải lót bao xung quanh mũ. Lớp vải lót có tác dụng hạn chế bụi bẩn ở vành nón và bảo vệ phần da đầu.

cau-tao-mu-bao-hiem

Chất liệu sản xuất ra vải lót là Polyester. Lớp lót được ví như một tấm đệm tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng. Mặc dù chức năng bảo vệ thấp, nhưng cấu tạo mũ bảo hiểm không thể thiếu phần vải lót. Vì lớp lót không chỉ nâng đỡ phần đầu mà còn đem lại tính thẩm mỹ cho tổng thể chiếc mũ. 

Quai mũ và khóa an toàn

Trong cấu tạo mũ bảo hiểm, qua mũ và khóa là bộ phận trực tiếp ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng. Phần quai đeo thường được làm từ nhựa Acetic chất lượng cao và sợi tổng hợp. Nhờ thế, quai đeo có thể co dãn linh hoạt, chịu lực tốt. Khóa mũ bảo hiểm có thiết kế chắc chắn, dễ sử dụng. 

cau-tao-mu-bao-hiem

Tại quần quai đeo, cấu tạo mũ bảo hiểm còn trang bị miếng lót bảo vệ cằm. Mũ bảo hiểm kém chất lượng sẽ có phần khóa nhanh hư hỏng và khó ăn khớp. Do đó, khi mua mũ bảo hiểm, bạn hãy kiểm tra kỹ phần quai đeo và khóa.

Phần lưỡi trai hoặc kính bảo vệ

Ngoài các bộ phận chính, cấu tạo mũ bảo hiểm còn bao gồm các phụ kiện đi kèm như kính, vành lưỡi trai,… Vai trò các phụ kiện giúp tăng tính bảo vệ cho người sử dụng.

Chức năng phần kính nhằm ngăn chặn các tia UV tác động đến mắt, bụi bẩn và chống chói. Đặc biệt, phần kính của sản phẩm cao cấp còn giúp tăng diện tích tầm nhìn. Phần lưỡi trai giúp tăng diện tích che chắn khỏi nắng, mưa và làm cho mũ trông đẹp hơn.

cau-tao-mu-bao-hiem

Bên cạnh các bộ phận chính trên, bạn cũng nên quan tâm đến lớp sơn và tem nhãn trên mũ bảo hiểm. Phần sơn ở mũ dễ bị bong tróc sau một thời gian dài sử dụng. Thế nên, bạn hãy chọn các dòng mũ có lớp sơn cao cấp, màu sắc tươi sáng, khó trầy xước. Phần tem nhãn chắc chắn phải tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN. Sản phẩm có cấu tạo mũ bảo hiểm đầy đủ như thế mới đạt chuẩn, an toàn để sử dụng.

Vai trò của mũ bảo hiểm

Việc đội mũ bảo hiểm không chỉ đảm bảo tuân thủ pháp luật mà còn bảo vệ an toàn tính mạng của bạn. Theo khảo sát, tỷ lệ người tham gia giao thông bị tử vong cao khi không sử dụng mũ bảo hiểm hoặc dùng mũ không đúng cách, không đạt chuẩn.Do đó, mũ bảo hiểm có tác dụng ngăn ngừa phần đầu khỏi các va chạm mạnh.

cau-tao-mu-bao-hiem

Một vai trò khác không thể phủ nhận, cấu tạo mũ bảo hiểm còn giúp bảo vệ phần đầu khỏi các yếu tố tự nhiên như: nắng, mưa, gió, bụi,… Các phần bên trong mũ đem lại cảm giác thoải mái, hút mồ hôi, kháng khuẩn khi sử dụng. Vì vậy, chiếc mũ bảo hiểm có vai trò rất thiết yếu đối với người sử dụng phương tiện 2 bánh khi tham gia giao thông.

Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm

Một chiếc nón bảo hiểm trung bình có tuổi thọ từ 4 đến 5 năm nếu bạn biết cách sử dụng và bảo quản. Để tăng độ bền và bảo quản mũ luôn mới, bạn hãy tham khảo các cách sau:

  • Bạn hãy chọn mũ vừa kích cỡ đầu và phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Sau khi đội mũ, bạn hãy treo trên cao, ở nơi khô ráo hoặc xếp gọn gàng, không nên vứt mũ bừa bãi, lung tung.
  • cấu tạo mũ bảo hiểm có vỏ được làm từ chất liệu cao cấp, bạn cũng nên tránh để mũ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Vì theo thời gian, vỏ mũ trở nên giòn dễ vỡ, lớp sơn nhanh chóng bị bong tróc.

cau-tao-mu-bao-hiem

  • Hạn chế các va đập không cần thiết như rơi mũ, va đập vào các đồ vật xung quanh. Như vậy, khả năng chịu lực và độ bền của mũ bị giảm.
  • Không dùng các chất tẩy rửa có hoạt tính cao để vệ sinh mũ hay ngâm mũ quá lâu.
  • Cấu tạo mũ bảo hiểm lâu bền hơn nếu bạn dùng khăn mềm lau nhẹ phần vỏ, kính và sử dụng máy sấy hong khô phần lót, hai quai khi đi mưa về.
  • Không treo mũ ở tay lái để tránh bị trầy xước và làm hỏng quai đeo.
  • Bạn hãy vệ sinh mũ bảo hiểm ít nhất mỗi tháng 1 lần bằng dầu gội, nước rửa chén.
  • Hạn chế đội mũ bảo hiểm khi tóc ướt để tránh sinh gàu và bị nấm da đầu.

Trên đây là các thông tin cơ bản về cấu tạo mũ bảo hiểm cũng như cách bảo quản mũ. Để chọn mua một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, giá thành phù hợp, bạn hãy liên hệ ngay 123GoGo nhé!

Đánh giá bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *